CAI MÁY THỞ VÀ RÚT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

Thở máy hay còn gọi là thông khí nhân tạo hay hô hấp nhân tạo bằng máy được sử dụng khi thông khí tự nhiên không đảm ảo được chức năng, nhằm cung cấp nhân tạo sự thông khí và oxy hóa. Thở máy được chỉ định trong các trường hợp:

  • Ngưng thở
  • Suy hô hấp có giảm oxy máu, có tăng CO2 máu, hoặc lệ thuộc vào máy thở
  • Chủ động kiểm soát thông khí ( vô cảm, …)
  • Cần ổn định thành ngực hay phòng, chống xẹp phổi

Thở máy là phương pháp đảm bảo chức năng hô hấp tạm thời. Bệnh nhân cần được xử lý nguyên nhân, ổn định lâm sàng sớm để cai máy thở. Tiêu chuẩn cai máy thở:

1. Cải thiện tình trạng suy hô hấp
2. PaO2 60 mmHg với FiO2 0.4 và PEEP 5cmH20
3. Có khả năng tự thở
4. Huyết động ổn định
5. Điện giải bình thường
6. Dinh dưỡng thỏa đáng
7. Không suy các hệ cơ quan chính của cơ thể

CÁC PHƯƠNG PHÁP CAI MÁY THỞ

• Thử nghiệm thở tự nhiên
• Thông khí hỗ trợ áp lực – PSV
• SIMV

Việc ngưng hỗ trợ thở máy được thực hiện tốt nhất không bằng cách giảm dần mức độ hỗ trợ của máy (cai) mà bằng cách xác định một cách hệ thống và loại bỏ các tác nhân gây suy hô hấp. Một khi đạt được mục tiêu này, máy thở không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên, nếu các tác nhân vẫn còn hoặc sự phục hồi không hoàn toàn, giảm sự hỗ trợ cần thiết của máy thở sẽ làm chậm sự phục hồi. Rõ ràng rằng các thử nghiệm thở tự nhiên hàng ngày bằng T-tube giúp giảm thời gian thở máy so với việc giảm dần tần số thở bằng cách sử dụng thông khí điều khiển ngắt quãng đồng thì, hay trong một số nghiên cứu so sánh với các thử nghiệm hỗ trợ áp lực.

Khi bệnh nhân không còn bị sốc, có một độ bão hòa oxy động mạch đầy đủ với phần trăm O2 thở vào (FiO2) ≤0.5 có áp lực dương cuổi kỳ thở ra (PEEP) ≤7,5 cm H2O, không có bằng chứng cho thấy hoạt động hô hấp không bền vững (ví dụ, thông khí phút >20 L / phút), một thử nghiệm thở tự nhiên hàng ngày được thực hiện bằng cách sử dụng thở T-tube hoặc áp lực dương liên tục (CPAP) là 5 cm H2O. Bệnh nhân có khả năng duy trì thở tự nhiên thường thở chậm và sâu, thay vì nhanh và nông. Quan sát này đã được chính thức hóa như là chỉ số thở nhanh nông (RSB), được xác định bằng cách chia tần số thở không được hỗ trợ của bệnh nhân (trong nhịp thở/phút) cho thể tích thông khí (theo L). Một giá trị <105 cho thấy rằng thở tự nhiên có thể sẽ thành công, mặc dù một phép đo đơn lẻ không phải là tiên đoán thành công một cách hoàn hảo . Gần đây, quyết định liệu có nên rút ống cho bệnh nhân sau khi thử nghiệm thở tự nhiên đã thay bằng việc sử dụng chỉ số thở nhanh nông và dựa nhiều hơn vào đánh giá lâm sàng trong quá trình thử nghiệm, bổ sung bằng cách làm khí máu. Bệnh nhân có khả năng vận động tốt trong một cuộc thử nghiệm thở ngắn từ 1 đến 2 giờ và những người có khí máu thuận lợi là những ứng cử viên tốt cho việc rút nội khí quản. Quyết định rút ống là một quyết định riêng biệt không liên quan đến quyết định ngừng hỗ trợ thở máy và cần phải đánh giá phản xạ bảo vệ đường thở và ý thức bệnh nhân, cũng như tình trạng thông thoáng của đường thở.

Thuốc an thần và opioid có thể kéo dài thời gian thở máy. Các thuốc này có thể tích tụ và gây ngủ, kéo dài thời gian thử nghiệm tự thở kể cả khi nguyên nhân suy hô hấp đã được điều chỉnh. Mức độ an thần nên được đánh giá liên tục và nên cai thuốc càng sớm càng tốt. Các phác đồ chính thức có thể được sử dụng, hoặc ngắt quãng hàng ngày có thể được thực hiện. Truyền dịch được dừng lại cho đến khi nào bệnh nhân tỉnh dậy hoặc làm theo các lệnh hoặc cần phải dùng lại thuóc an thần nếu bệnh nhân kích động, thở không đồng bộ với máy thở, hoặc các rối loạn sinh lý khác. Nếu vẫn cần sử dụng thuốc an thần, thuốc sẽ được cho lại với liều bằng nửa liều trước và tăng liều khi cần thiết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian trung bình của thông khí cơ học được giảm xuống trong các trường hợp sử dụng “an thần ngắt quãng” hàng ngày hoặc các phương thức an thần khác, cũng như các thử nghiệm thở tự nhiên hàng ngày.